Bí Quyết Pha Nước Mắm Mặn Chuẩn Vị 3 Miền: Bắc – Trung – Nam Đơn Giản
Đối với ẩm thực Việt, nước mắm chính là bản sắc không thể thiếu trong mỗi bữa cơm. Chỉ cần vài giọt nước mắm thơm ngon là đủ để làm nên hương vị hấp dẫn, hòa quyện, mang đến sự khác biệt rõ rệt cho mỗi món ăn. Đặc biệt, mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ S lại sở hữu hương vị nước mắm độc đáo, phản ánh đậm nét văn hóa ẩm thực và phong cách thưởng thức riêng biệt. Hãy cùng khám phá các cách pha nước mắm mặn 3 miền Bắc, Trung, Nam có điểm gì đặc biệt sau đây.
Cách pha nước mắm mặn miền Bắc – Đậm đà nguyên chất
Văn hóa ẩm thực miền Bắc có hương vị hài hòa, đậm đà và thanh khiết đặc trưng. Người miền Bắc rất chú trọng đến hương vị và hình thức món ăn đẹp mắt, họ tin rằng sự chăm chút tỉ mỉ khi nấu ăn chính là bí quyết giúp hương vị món ăn ngon.
Chén nước mắm mặn hầu như xuất hiện trong tất cả các mâm cơm gia đình người Bắc như một nét đặc trưng. Đặc biệt, người miền Bắc rất ưa chuộng sử dụng các sản phẩm nước mắm truyền thống độ đạm cao. Vì khi nêm nếm chỉ cần với một lượng nhỏ cũng đủ làm món ăn đậm đà, không bị mặn và dậy lên được mùi thơm của món ăn.
Người miền Bắc không thích ăn ngọt, họ yêu thích sự đậm đà hài hòa trong món ăn. Khi pha nước mắm mặn trong các bữa ăn thường ngày, họ thường sử dụng nước mắm truyền thống thêm một chút chanh để tạo ra sự tươi mới, chỉ một ít đường làm đầm vị mặn, cùng với tỏi và ớt băm nhỏ cho hương thơm nồng nàn và vị cay nhẹ. Thành phần tuy đơn giản, nhưng phải tuân thủ từng bước không được thiếu bất kỳ nguyên liệu nào mới làm nên chén nước mắm thơm ngon, đậm đà chuẩn vị miền Bắc. Chén nước mắm mặn góp phần làm nổi bật bản sắc ẩm thực của người miền Bắc khi kết hợp cùng các món ăn như chả giò, bún chả, nem rán, rau muống luộc, thịt luộc, cá hấp…
Xem thêm: Độ đạm nước mắm là gì? Nước mắm ngon có bao nhiêu độ đạm?
Nguyên liệu chuẩn bị
- Nước mắm truyền thống Khải Hoàn: 25ml
- Nước cốt chanh/quất (tắc/hạnh): ½ muỗng cà phê
- Ớt (xanh hoặc đỏ): 1-2 trái (tùy theo khẩu vị ưa cay)
- Mì chính
Cách pha nước mắm chuẩn vị Bắc
- Rửa sạch ớt, loại bỏ hạt và cắt thành khoanh mỏng. Cắt đôi chanh và vắt lấy ½ muỗng cà phê nước cốt, đồng thời lọc bỏ hạt để tránh vị đắng.
- Pha 25ml nước mắm truyền thống Khải Hoàn với lượng nước ấm vừa đủ vào chén. Thêm vào khoanh ớt mỏng và nước cốt chanh, sau đó khuấy đều. Cho thêm ¼ muỗng cà phê mì chính và nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.
- Tùy ý có thể thêm một chút tiêu hoặc lá chanh cắt nhuyễn để tăng hương vị khi ăn kèm với các món luộc.
Công thức pha nước mắm mặn miền Trung – Cay nồng đặc trưng
Nhắc đến ẩm thực miền Trung, người ta sẽ nghĩ ngay đến các món ăn bánh bèo, bánh nậm, bún bò, cơm gà hay các món cá nướng đặc sản có hương vị cay nồng, mặn mà đặc trưng. Với các món ăn kể trên thì chén nước mắm sẽ là người bạn không thể thiếu, khác với sự cầu kỳ của người miền Bắc thì người miền Trung pha nước mắm mặn cực kỳ đơn giản. Họ chỉ sử dụng 2 nguyên liệu chính là nước mắm nguyên chất và ớt.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Nước mắm truyền thống Khải Hoàn: 25ml
- Ớt xanh và ớt đỏ: 1-2 trái mỗi loại
Cách pha nước mắm chuẩn vị Trung
- Cắt ớt theo từng khoanh mỏng cho vào nước mắm nguyên chất.
- Ở miền Trung, mọi người chỉ ưa chuộng sử dụng 2 loại nước mắm ruốc và nước mắm cá cơm nguyên chất.
Người miền Trung thường dùng nước mắm này kèm với hầu hết các món ăn, từ món chính đến món ăn kèm, làm nên những hương vị độc đáo và đặc trưng không thể lẫn vào đâu được trong bữa cơm hàng ngày.
Nước mắm hài hòa hương vị cay, mặn, ngọt của miền Nam
Người miền Nam Việt Nam yêu thích vị cân bằng chua, ngọt, mặn và cay trong từng chén nước mắm. Nước mắm miền Nam thường có màu nâu đỏ trong, độ sánh vừa phải, vị ngọt thanh đặc trưng, hơi cay nhẹ, mặn vừa có thể ăn kèm với các món gỏi, bánh xèo, thịt luộc,… Như bạn có thể thấy, điểm khác biệt lớn nhất của nước mắm miền Nam là tỷ lệ các nguyên liệu, đặc biệt là đường và nước lọc.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Nước mắm truyền thống Khải Hoàn: 20ml
- Ớt: 1-2 trái
- Chanh: ½
- Tỏi : 2 tép
- Đường: ½ muỗng
- Nước ấm
Cách pha nước mắm chuẩn vị Nam
- Rửa sạch ớt và tỏi, sau đó giã nhuyễn và nặn chanh lấy nước cốt, bỏ hạt.
- Cho đường, ớt tỏi đã giã nhuyễn vào chén rồi mới cho tiếp 20ml nước mắm sau cùng và khuấy đều.
- Nếm thử rồi mới cho lượng nước cốt chanh và nước ấm vừa đủ làm hài hòa hỗn hợp.
Một số người còn thích thêm nước dừa vào nước mắm thay cho nước ấm. Điều này không chỉ làm cho nước mắm có vị ngọt tự nhiên mà còn tạo sự quyện hòa giữa vị cay của ớt và vị đậm đà của nước mắm, mang lại hương vị thơm ngon và độc đáo. Nước mắm kiểu miền Nam thường được dùng để chấm các món như bánh xèo, gỏi cuốn, hay các loại salad, đem đến sự tươi mới và hấp dẫn cho mỗi bữa ăn.
Nước mắm ngon – gia vị đong đầy bữa cơm gia đình Việt
Nước mắm là một trong những gia vị không thể thiếu trong bữa cơm gia đình Việt Nam. Nó không chỉ là một món ăn ngon mà còn là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Việt.
Để pha chế được các loại nước chấm ngon, cần chọn được nước mắm ngon. Nước mắm ngon phải có màu vàng cánh gián, sánh đặc, có mùi thơm đặc trưng của cá và hơi nồng nhẹ. Độ đạm của nước mắm phải cao, ít nhất từ 30 độ đạm trở lên.
Nước mắm Khải Hoàn là một thương hiệu nước mắm nổi tiếng của Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất từ nguồn cá cơm nguyên chất, được đánh bắt từ vùng biển Phú Quốc, Kiên Giang. Nước mắm Khải Hoàn có màu vàng cánh gián đẹp mắt, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt dịu, không mặn gắt, rất phù hợp để pha chế các loại nước chấm.
Xem thêm: Bạn có biết nước mắm độ đạm bao nhiêu là tốt?
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Khải Hoàn luôn luôn gìn giữ kim chỉ nam Truyền Thống – Khoa Học – Chất Lượng. Khải Hoàn là doanh nghiệp dẫn đầu nghề nước mắm truyền thống tại Việt Nam, đã trải qua 3 thế hệ với hơn 40 năm gầy dựng và phát triển giúp nước mắm truyền thống Phú Quốc được vinh danh trở thành một “di sản” của Phú Quốc và của Việt Nam. Khải Hoàn luôn phát huy làng nghề truyền thống, giữ vững chữ tín với khách hàng an toàn khi sử dụng.
Khải Hoàn Phú Quốc
Truyền thống là danh dự