Đặc Trưng Văn Hóa, Con Người Phú Quốc Qua Lăng Kính Người Bản Địa

17 June, 2024

Không chỉ gây ấn tượng với du khách bằng những bãi biển trong xanh như ngọc mà Phú Quốc còn tạo ấn tượng với du khách bởi những nét văn hóa đậm chất vùng biển và những con người bình dị, chân chất. Hãy cùng Khải Hoàn khám phá hòn Đảo Ngọc này qua lăng kính của những người dân bản địa để cảm nhận trọn vẹn vùng đất Phú Quốc.

Cuộc sống ngư dân bản địa ở làng chài Phú Quốc bình dị

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam nằm trong vịnh Thái Lan, Phú Quốc thu hút hàng triệu du khách đổ về mỗi năm. Đến Phú Quốc, không ai là không trầm trồ trước vẻ đẹp thiên nhiên lộng lẫy, khí hậu ôn hòa quanh năm và những con người giản dị, mộc mạc, hiếu khách. Bởi lẽ con người Phú Quốc gần như cả đời gắn bó với biển cả nên tính tình chất phác và gần gũi. 

Làng chài Hàm Ninh
Làng chài Hàm Ninh, Phú Quốc (Nguồn: Internet)

Người dân Phú Quốc

Do địa hình đặc trưng là biển, đảo – quần đảo nên hầu hết người dân Đảo Ngọc là ngư dân, họ thường ra khơi đánh bắt hải sản và trở về đất liền buôn bán, chế biến hải sản. Cuộc sống hàng ngày của những ngư dân Phú Quốc bắt đầu từ khi mặt trời chưa kịp ló dạng, đôi khi họ ra khơi và trở về trong ngày nhưng có đôi khi phải đánh bắt xa bờ buộc họ phải đến dăm ba bữa, một tháng mới trở về nhà một lần. Vì vậy, con người Phú Quốc thường có nước da đen sạm vì nắng gió nhưng trong ánh mắt vẫn toát lên niềm hy vọng về một vụ mùa bội thu. 

Cuộc sống lọt thỏm giữa biển khiến cho cộng đồng người Phú Quốc trở nên đoàn kết hơn bao giờ hết, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Không chỉ vậy, người dân Phú Quốc chân thành với bất kỳ ai đặt chân lên Đảo Ngọc, họ nồng hậu và mến khách như những người thân trong gia đình. 

Tôn giáo tại đảo ngọc

Giống như bao người Việt khác, tôn giáo cũng là một phần quan trọng trong đời sống của người dân Phú Quốc. Hầu hết người dân theo đạo Phật và họ thường tổ chức nhiều lễ hội mang đậm văn hóa  Phật giáo truyền thống để tỏ lòng thành kính và tôn trọng.  

Bên cạnh đó, người dân Phú Quốc còn tin vào đạo Cao Đài. Họ tin rằng Thượng Đến là đấng sáng lập ra tất cả tôn giáo và vạn vật trên vũ trụ này. Các thánh thất của đạo Cao Đài gây ấn tượng với du khách bởi hình tượng một con mắt đặt trên gian thờ với ý nghĩa tôn thờ sự chính trực, mình bạch.

Ngoài những tôn giáo kể trên, người dân Phú Quốc còn tin theo và tổ chức những lễ hội tín ngưỡng dân gian mang đậm nét đặc trưng của biển cả như Lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu thờ thần Kim Giao, người có công khai phá Phú Quốc, Lễ hội Nghinh Ông để cầu cho một năm bình yên, đánh bắt được nhiều tôm cá…

Sự kết hợp hài hòa giữa các tín ngưỡng tôn giáo và cuộc sống lao động hàng ngày đã tạo nên một nét văn hóa đặc trưng, đậm đà bản sắc của người dân Phú Quốc. 

Lễ hội Nghinh Ông truyền thống tại Phú Quốc (Nguồn: Internet)

Hình ảnh đời thường của người dân Phú Quốc

Bên cạnh ra khơi đánh bắt thủy hải sản, người dân Phú Quốc còn làm nhiều công việc khác như làm nước mắm truyền thống, du lịch biển, sản xuất ngọc trai và trồng tiêu. 

Hình ảnh hàng ngày tại cảng An Thới, Phú Quốc có hàng trăm chiếc tàu lớn nhỏ đỗ tránh gió chờ ra khơi (Nguồn: Internet)

Từ 5h30 sáng tại cảng An Thới, Phú Quốc tàu thuyền sau nhiều ngày lênh đênh đánh bắt cá tôm đã trở về bờ. Cá sau nhiều ngày đánh bắt được ướp đá trong khoang để giữ tươi. Cá chất đầy khoang tàu sẽ về cảng phân loại để tiêu thụ.

chợ cảng An Thời

Hình ảnh họp chợ nhộn nhịp khi tàu về. Lái buôn ở những chợ cóc nhỏ tìm đến mua hải sản từ những chủ thuyền hoặc lái buôn lớn hơn. Sọt cá mú đỏ và cá mú cọp được người dân thu mua hết ngay từ khi lên bờ. Bạn có thể đến cảng thật sớm để ngắm nhìn những khoảnh khắc lao động đẹp đẽ tại Phú Quốc.

chợ đêm Phú Quốc
Chợ đêm Phú Quốc sầm uất, nhiều đặc sản cho khách du lịch thưởng thức

Hình ảnh chợ đêm Phú Quốc sầm uất, khách du lịch được trải nghiệm những đặc sản tại chợ đêm. Các món ăn đậm sắc vùng biển như rượu sim Phú Quốc, hải sản tươi sống hay đậu phộng Chouchou nhiều hương vị khác nhau cũng rất được yêu thích nơi đây.

Phú Quốc được mệnh danh là “vương quốc hồ tiêu”, mặc dù không phải là nơi trồng tiêu duy nhất tại Việt Nam nhưng tiêu ở Phú Quốc được đánh giá là thơm ngon nhất. Hạt tiêu nổi tiếng bởi vỏ mỏng, đặc ruột và vị cay đậm đà, hương vị cay nồng rất riêng mà không nơi nào so sánh được. Không chỉ nhờ khí hậu, đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng mà còn nhờ những con người Phú Quốc cần cù, kiên nhẫn chăm chút từng hạt tiêu. 

Nghề làm nước mắm đã tồn tại ở Phú Quốc ngót 200 năm và được coi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Quá trình làm nước mắm truyền thống đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu ủ chượp và lọc nước mắm. Chính sự cẩn thận này đã tạo nên hương vị nước mắm độc đáo và phần nào phản ánh tính cách tỉ mỉ, kiên trì và tâm huyết của người dân Phú Quốc. Du lịch Phú Quốc bạn có thể dành thời gian đến các nhà thùng nước mắm để tham quan và hiểu thêm về hoạt động làng nghề của ngư nhân nơi đây.

Sự gắn bó máu thịt với biển cả mênh mông

Đời này nối tiếp đời kia, biển nuôi dưỡng tâm hồn con người Phú Quốc, gắn liền với máu thịt của họ. Có những đứa trẻ lớn lên bằng những câu chuyện truyền kỳ về biển cả, về người ông, người cha đương đầu với biển lớn ra sao. Có những gia đình nương tựa vào biển để sống, những vụ mùa bội thu, những ngành nghề xuất phát từ biển cả. Biển cả mênh mông như ngôi nhà che chắn cho mỗi người dân Phú Quốc từ bao đời. 

Con người Phú Quốc gắn bó máu thịt với biển cả mênh mông. Nguồn: Sưu tầm (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, biển vẫn là biển, con người khi đứng trước thiên nhiên hùng vĩ vẫn vô cùng nhỏ bé. Nói biển cả gắn liền với máu thịt của mỗi con người Phú Quốc bởi lẽ biển là nguồn sinh kế của ngư dân, đồng thời là nơi có thể tước đi sinh mạng của họ bất kỳ lúc nào. Mỗi lần ra biển là mỗi lần phải đặt cược tính mạng của mình ở nơi đầu sóng ngọn gió” nhưng không đi biển thì người mẹ già, người vợ và đàn con nheo nhóc phải làm sao? Biển là cuộc sống, là tương lai của mỗi người con Đảo Ngọc. 

Vất vả là thế nhưng người dân Phú Quốc không bao giờ thôi mang theo hy vọng về một tương lai tươi sáng ở phía trước. Họ vẫn luôn lạc quan và hạnh phúc trước những điều bé nhỏ trong cuộc sống. Họ hạnh phúc vì được ra khơi mỗi ngày, vui vẻ khi được bội thu nhiều tôm cá, đánh bắt những mẻ cá cơm than chất lượng để tiếp nối nghề làm nước mắm truyền thống. 

Nước mắm Phú Quốc được vinh danh là nước mắm chỉ dẫn địa lý 10/2012

Nhờ có biển mà người dân Phú Quốc có được những mẻ cá cơm than chất lượng để làm ra những chai nước mắm chất lượng, thơm ngon. 

Ngày 8/10/2012, nước mắm truyền thống Phú Quốc vinh dự được Uỷ ban Châu Âu cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ địa lý, là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ trên thị trường của các nước thuộc liên minh Châu Âu. Sản phẩm có chỉ dẫn địa lý được sản xuất và kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn địa phương, đảm bảo chất lượng tốt hơn so với các sản phẩm không có chỉ dẫn địa lý.

Và Khải Hoàn, với hơn 40 năm kinh nghiệm và là doanh nghiệp dẫn đầu nghề nước mắm truyền thống tại Phú Quốc và Việt Nam, Khải Hoàn tự hào là nhà sản xuất nước mắm truyền thống tiên phong có chỉ dẫn địa lý Phú Quốc và đạt chứng nhận kiểm định tại Việt Nam và quốc tế. Với thành phần 100% cá cơm và muối biển tự nhiên, không chứa chất bảo quản, không chất tạo màu và hương liệu nhân tạo, nước mắm truyền thống Phú Quốc chỉ dẫn địa lý Khải Hoàn được bảo hộ tại hơn 28 thị trường các nước thuộc liên minh Châu Âu, mang màu sắc và mùi vị thơm ngon đặc trưng, luôn tự hào mang đến khách hàng những giọt nước mắm chất lượng, tinh túy, đậm đà nhất.

nước mắm chỉ dẫn địa lý
Khải Hoàn tự hào là nhà sản xuất nước mắm tiên phong có chỉ dẫn địa lý Phú Quốc (Nguồn: Khải Hoàn)

Tìm hiểu thêm về sản phẩm nước mắm truyền thống Phú Quốc chỉ dẫn địa lý Khải Hoàn tại chuyên mục Sản Phẩm.

Khải Hoàn Phú Quốc
Truyền thống là danh dự

Chia sẻ
bài blog
facebook twitter pinterest

Góc Bếp