Lịch Sử Phú Quốc: Trở Về Nguồn Cội Khám Vẻ Đẹp Phú Quốc Xưa & Nay

17 June, 2024

Không chỉ gây ấn tượng với du khách bằng những bãi biển trong xanh như ngọc mà Phú Quốc còn để lại nhiều vương vấn với du khách qua những dấu ấn lịch sử, con người Phú Quốc mộc mạc, thật thà. Đến với Phú Quốc, du khách không chỉ được tận hưởng thiên nhiên tươi đẹp mà còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử hào hùng và văn hóa độc đáo của hòn đảo này.

Vị trí địa lý Phú Quốc trên bản đồ Việt Nam

Với diện tích 589,27 km² , Phú Quốc nằm ở vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam, trải dài từ vĩ độ: 9°53′ đến 10°28′ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′ đến 104°05′ kinh đông và cách thành phố Rạch Giá 120 km, cách thành phố Hà Tiên 45 km. Nhìn từ trên bản đồ xuống, Phú Quốc có hình dáng như chú cá đang vẫy đuôi.

Vị trí địa lý Phú Quốc
Đảo ngọc Phú Quốc nhìn từ trên bản đồ

Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 580 km², dài 49 km. Địa hình thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.

Vì là đảo nên phương tiện di chuyển đến Phú Quốc cũng khá đa dạng từ đường biển (phà, tàu cao tốc) đến đường hàng không nhưng chủ yếu du khách sẽ chọn phương tiện máy bay để nhanh chóng đáp tại sân bay quốc tế Phú Quốc. Nếu xuất phát bằng đường thủy, du khách có hai lựa chọn là từ Rạch Giá đến Phú Quốc khoảng 120 km hoặc Hà Tiên đến Phú Quốc khoảng 45 km.

Được thiên nhiên ưu ái, từ lâu, đảo Phú Quốc được mệnh danh là “hòn đảo ngọc” với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, bờ cát trắng mịn và nước biển xanh ngọc bích. Tại đây có nhiều bãi biển đẹp mang tầm cỡ khu vực như bãi Rạch Vẹm – “vương quốc sao biển”, bãi Gành Dầu – nơi đến lý tưởng cho ai muốn cảm nhận không khí thanh bình hay bãi Dài – làm bao du khách mê đắm bởi với khu resort nghỉ dưỡng và rừng nguyên sinh tuyệt đẹp.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, hòn đảo này còn sở hữu một bề dày lịch sử và văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng, góp phần tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng cho du khách khi đặt chân đến đây.

Trở về nguồn cội khám phá vẻ đẹp Phú Quốc

Lịch sử Phú Quốc từ hoang đảo đến vùng đất trù phú

Lịch sử Phú Quốc vô cùng phong phú và đầy màu sắc, gắn liền với dòng họ Mạc những ngày đầu khai hoang trên mảnh đất này. Vào thế kỷ thứ 5 TCN, khi con người bắt đầu đặt chân lên Phú Quốc, hòn đảo này vẫn còn hoang sơ, mang đậm dấu ấn văn hóa Óc Eo. Tuy nhiên, Phú Quốc ẩn chứa tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên và vị trí chiến lược, thu hút sự chú ý của nhiều thế lực.

Năm 1671, Mạc Cửu, một võ tướng tài ba của nhà Mạc sau thất bại trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều, cùng gia đình và binh sĩ vượt biển tìm nơi trú ẩn. Sau nhiều ngày lênh đênh, họ đặt chân lên vùng đất hoang vu trong vịnh Thái Lan bắt đầu khai hoang, xây dựng một cuộc sống mới.

Bấy giờ, khu đất hoang vu Mạc Cửu dừng chân chỉ là vùng đất sình lầy phèn chua nước mặn, không ai dám đến lập nghiệp, chỉ một số dân phiêu lưu đến ở (Nguồn: Internet)

Nhận thức được tiềm năng của hòn đảo, Mạc Cửu quyết tâm khai hoang biến nơi đây thành vùng đất trù phú. Ông bắt đầu lập ấp dọc theo bờ biển, từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt đến Rạch Giá, Cà Mau. Nhờ vị trí thuận lợi cho giao thương, các thôn ấp nhanh chóng phát triển, thu hút người Hoa và lưu dân từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan đến sinh sống.

Tượng Khai trấn quốc công Mạc Cửu
Tượng Khai trấn quốc công Mạc Cửu cao 10 m tại công viên Mũi Tàu, Hà Tiên
  • Căn Khẩu Quốc – Mảnh đất phồn vinh

Dưới sự lãnh đạo tài tình của Mạc Cửu, Phú Quốc ngày càng phát triển rực rỡ. Ông lập ra 7 xã: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Konpong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Mạc Cửu biến nơi đây thành trung tâm thương mại sầm uất bằng cách lập những sòng bạc khét tiếng. Thủ phủ đặt tại Mán Khảm, về sau đổi thành Căn Khẩu Quốc. Tiếng lành về Căn Khẩu Quốc vang xa, thu hút thương nhân từ các nước lân cận đến buôn bán.

Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Nguyễn Phúc Chu, mở ra mối quan hệ hợp tác giữa hai thế lực. Năm 1714, Mạc Cửu chính thức quy phục triều đình Huế, được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.

Tượng Khai trấn quốc công Mạc Cửu Hà Tiên
Tượng Khai trấn quốc công Mạc Cửu cao 10 m tại công viên Mũi Tàu, Hà Tiên
  • Đóng góp to lớn của dòng họ Mạc

Dưới sự cai trị của Mạc Cửu, Phú Quốc ngày càng trở thành một vùng đất phồn vinh, giàu có. Ông phát triển nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích giao thương, biến nơi đây thành trung tâm kinh tế quan trọng trong khu vực.

Năm 1724, Mạc Cửu dâng toàn bộ đất đai cho triều Nguyễn, được phong làm Đô đốc cai trị Long Hồ dinh (tên mới của Căn Khẩu Quốc). Nhờ những đóng góp to lớn, gia đình họ Mạc được triều Nguyễn phong tặng tước vị cao quý.

Lịch sử Phú Quốc dưới thời Pháp thuộc 1862 & những thay đổi của đảo ngọc

Năm 1862, thực dân Pháp chính thức chiếm đóng đảo ngọc, đánh dấu một giai đoạn lịch sử Phú Quốc mới đầy biến động trên hòn đảo này. Khác với thời kỳ trước, Phú Quốc dưới ách đô hộ của Pháp đã có những thay đổi to lớn về kinh tế, văn hóa và xã hội.

Về kinh tế, Pháp tập trung khai thác các tài nguyên thiên nhiên phong phú trên đảo, đặc biệt là gỗ quý, hồ tiêu, cao su và hải sản. Pháp thành lập nhiều đồn điền cao su, hồ tiêu và dừa quy mô lớn, sử dụng lao động cưỡng bức của người dân địa phương. Pháp cưỡng bức đến nỗi ông cha ta đã có bài thơ “Cao su đi dễ khó về” với từng dòng đầy chua xót, thể hiện sự cơ cực, áp bức của dân An Nam “Cao su đi dễ khó về/Khi đi trai tráng, khi về bủng beo”

Hệ thống giáo dục kiểu Pháp cũng được đưa vào Phú Quốc, tuy nhiên chỉ dành cho con em quan chức và người Pháp, xã hội nơi đây cũng phân thành hai tầng lớp chính: giai cấp thống trị Pháp và giai cấp lao động bản địa – chịu nhiều áp bức bóc lột, điều kiện sống khó khăn, thiếu thốn. Phong cách kiến trúc, ẩm thực, trang phục và lối sống của người Pháp dần du nhập vào Phú Quốc tạo nên những sự pha trộn độc đáo. Nhưng ý nghĩa ẩn sau bên trong là nhằm hạn chế và đàn áp các phong tục tập quán truyền thống của người An Nam bấy giờ, phần nào cũng ảnh hưởng đến văn hóa và giáo dục địa phương.  

lịch sử phú quốc
Hình ảnh bãi biển Phú Quốc thời xưa

Sau thời kỳ Pháp thuộc, khi Hiệp định Genève được ký kết Phú Quốc tiếp tục trải qua nhiều biến động lịch sử trước khi phát triển thành điểm du lịch nổi tiếng hiện nay. Lịch sử Phú Quốc Việt Nam bắt đầu ghi dấu những trang sử tự hào về du lịch từ những năm 2000. Phú Quốc trở thành một trong những điểm du lịch hàng đầu tại Việt Nam. Hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp, sân bay Quốc Tế mở rộng đón lượng khách du lịch hàng năm. Bãi biển Phú Quốc nằm trong TOP bãi biển đẹp được các trang du lịch uy tín bình chọn.

Xem thêm: TOP 50+ Khách Sạn Phú Quốc Gần Biển, Gần Trung Tâm, View Đẹp Giá Tốt

Bãi Sao Phú Quốc
Bãi Sao Phú Quốc – top những bãi biển đẹp nhất, nhiều hoạt động nhất nơi đây

Các văn hóa di sản phi vật thể được công nhận và bảo hộ như Nước mắm truyền thống Phú Quốc công nhận chỉ dẫn địa lý bảo hộ (PDO) năm 2012, Nghề làm ngọc trai cũng được thế giới biết đến, sản lượng xuất khẩu ngày càng lớn.

Trải qua một chặng đường dài, lịch sử Phú Quốc đầy thăng trầm trước khi phát triển mạnh mẽ như ngày nay.

Tín ngưỡng dân gian huyền bí của ngư dân Phú Quốc

Phú Quốc không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn với thiên nhiên tươi đẹp mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo. Khám phá Phú Quốc, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm những nét đẹp văn hóa truyền thống và hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của hòn đảo ngọc này.

Đảo ngọc Phú Quốc có nhiều tín ngưỡng dân gian gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là ngư dân. Họ thờ cúng các vị thần linh để cầu mong bình an, may mắn cho những chuyến ra khơi đánh bắt. Lễ hội Dinh Cậu, Nghinh Ông, Thánh Mẫu,… là những văn hóa tín ngưỡng bản địa linh thiêng nổi tiếng tại đảo.

Lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu

Lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu
Lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu

Lễ hội diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch tại Dinh Bà Phú Quốc, mỗi năm một lần, là sự kiện văn hóa có ý nghĩa với người dân đảo ngọc nhằm tri ân thẫn nữ Kim Giao – người đã khai phá nên hòn đảo xinh đẹp này. Hiện nay, huyện đảo Phú Quốc có hai ngôi đền thờ bà, một ở xã Cửa Cạn, gọi là Dinh Bà Trong, một ở thị trấn Dương Đông, gọi là Dinh Bà Ngoài. Lễ hội không chỉ là dịp để cầu an mà còn là cơ hội để cộng đồng ngư dân gắn kết và chia sẻ kinh nghiệm.

Lễ hội Nghinh Ông

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc
Lễ hội Nghinh Ông hằng năm của người dân Phú Quốc

Lễ hội Nghinh Ông hay còn gọi là lễ cúng cá Ông (cá voi) diễn ra ngày 15 và 16 tháng 8 Âm lịch hằng năm tại Phú Quốc để cầu mong sự bình an và mùa cá bội thu. Ngư dân tin rằng cá Ông là vị thần bảo vệ họ trên biển, và việc tôn kính cá Ông sẽ mang lại may mắn và tránh được những tai ương.

Lễ hội Dinh Cậu Phú Quốc 

Lễ hội Dinh Cậu Phú Quốc
Người dân Phú Quốc tổ chức lễ hội Dinh Cậu cầu mong một năm mưa thuận gió hòa

Lễ hội Dinh Cậu Phú Quốc được đông đảo ngư dân tổ chức ngày 15 và 16 tháng 2 Âm lịch hằng năm nhằm cầu mong mưa gió thuận hòa, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang. Ngày nay, lễ hội Dinh Cậu không chỉ là lễ hội văn hóa truyền thống của người dân địa phương mà còn thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.

Những di sản của đảo ngọc Phú Quốc qua bao đời nay

Làng nghề nước mắm truyền thống

Nhắc đến Phú Quốc, không thể không nhắc đến làng nghề nước mắm truyền thống, một di sản văn hóa độc đáo đã làm nên thương hiệu cho hòn đảo này. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, làng nghề nước mắm vẫn giữ gìn được bí quyết gia truyền, tạo nên sản phẩm nước mắm thơm ngon, đậm đà hương vị. Là một thương hiệu nổi tiếng trong “vương quốc nước mắm”, Khải Hoàn đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Nước mắm Khải Hoàn được sản xuất theo quy trình truyền thống, ủ chượp 100% cá cơm và muối trong thùng gỗ bời lời ít nhất 12 tháng, đảm bảo giữ trọn vẹn hương vị và dưỡng chất tự nhiên. Nước mắm Khải Hoàn không chỉ là một sản phẩm gia vị mà còn là niềm tự hào của người dân Phú Quốc. Đây là kết tinh của sự tỉ mỉ, cẩn trọng và đam mê của những người làm nghề, gìn giữ và phát huy truyền thống lâu đời của cha ông. Đến với Phú Quốc, du khách không chỉ có cơ hội tham quan những cảnh đẹp thiên nhiên mà còn có thể trải nghiệm quy trình sản xuất nước mắm truyền thống và thưởng thức hương vị tuyệt vời của nước mắm Khải Hoàn.

lịch sử phú quốc
Ngư dân đánh bắt cá cơm than làm nước mắm

Đồn điền cao su, hồ tiêu & dừa Phú Quốc

Phú Quốc là vùng đất trù phú, thích hợp cho việc trồng trọt cây công nghiệp. Hồ tiêu Phú Quốc nổi tiếng với hương vị đặc biệt, cay nồng và thơm lâu. Cao su và dừa cũng là những sản phẩm quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của hòn đảo. Đó là những cây trồng chủ lực trên đảo, mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân địa phương. 

Gỗ bời lời – báu vật thầm lặng

Gỗ bời lời - báu vật thầm lặng
Những thùng gỗ bời lời dùng để ủ chượp tại nhà thùng nước mắm Khải Hoàn

Gỗ bời lời là một loại gỗ quý hiếm, chỉ có ở Phú Quốc. Gỗ có vân đẹp, màu sắc độc đáo và được sử dụng để làm đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp. Loại gỗ này không chỉ có giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa văn hóa sâu sắc, thường được sử dụng trong các công trình kiến trúc và nghệ thuật truyền thống. Đặt chân đến đảo ngọc, ta dễ dàng bắt gặp các nhà thùng nước mắm đều được làm bằng gỗ bời lời bởi theo chuyên gia, loại gỗ này làm cho quá trình thủy phân thuận lợi, giữ nguyên vị của nó. Hiện tại việc khai thác loại gỗ quý này đang được kiểm soát và hạn chế vì chúng đã giảm xuống mức báo động. Vì vậy, nếu có dịp ghé thăm Phú Quốc, hãy tham quan các nhà thùng để có thể chiêm ngưỡng nhé!

Giống chó Phú Quốc đặc hữu

Được mệnh danh là “linh khuyển” của đảo ngọc, sở hữu những đặc điểm độc đáo và quý hiếm, khiến chúng trở thành niềm tự hào của Việt Nam. Điều khiến chó Phú Quốc trở nên đặc biệt hơn cả là bản tính thông minh, trung thành tuyệt đối với chủ nhân, cùng bản năng săn mồi nhạy bén và khả năng canh gác tài tình. Chúng ít sủa, hiền lành với trẻ em và các vật nuôi khác, phù hợp trở thành người bạn đồng hành lý tưởng cho mọi gia đình. Vào ngày 14/12/2008, một dấu mốc lịch sử đã ghi nhận sự công nhận chính thức của thế giới đối với giống chó Phú Quốc. Hiệp hội Chó giống quốc gia Việt Nam (VKC) đã chính thức đăng ký giống chó này với Hiệp hội Chó giống quốc tế (FCI), khẳng định giá trị và vị thế của chó Phú Quốc trên bản đồ chó quốc tế.

Trải qua bao thăng trầm, hòn đảo vẫn giữ nguyên nét đẹp hoang sơ, thanh bình, cùng với những di tích lịch sử, văn hóa được bảo tồn cẩn thận. Hãy đến và khám phá Phú Quốc – Hòn đảo ngọc ẩn mình giữa vịnh Thái Lan, nơi quá khứ và hiện tại hòa quyện, để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp và giá trị lịch sử, di sản văn hóa và người dân tại hòn đảo này!

Chia sẻ
bài blog
facebook twitter pinterest

Góc Bếp