Mâm cơm cúng tất niên ngày Tết đầy đủ gồm những món gì?

1 February, 2024
 mâm cơm cúng tất niên

Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và bắt đầu của năm mới. Đây là dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau, cùng nhau ôn lại những chuyện đã qua và mong ước những điều tốt đẹp cho năm mới.

Ý nghĩa mâm cơm cúng tất niên ngày Tết

Tết đến xuân về, ai ai cũng bận rộn trang hoàng nhà cửa, gói bánh, muối dưa hành, dưa kiệu, thu xếp hết những công việc cuối năm, đi chợ chọn lấy vài chậu hoa cho Tết thêm phần rực rỡ, vui vẻ.

Thế nhưng sau tất cả những công việc bận rộn cuối năm, người ta vẫn không quên chuẩn bị một mâm cơm cúng đơn giản và hôm giao thừa. Bên cạnh ý nghĩa đoàn viên, mâm cơm tất niên còn thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Việc chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên là cách để con cháu thể hiện sự kính trọng và biết ơn đối với những người đã khuất.
Và cuối cùng, cái chính yếu của mâm cơm tất niên là dịp để toàn thể gia đình ông bà cha mẹ con cái gặp nhau ngày cuối năm cùng nâng ly rượu sum họp, đầm ấm sau một năm vất vả lao động kiếm sống. Trong bữa cơm tất niên, mọi người trong gia đình cùng nhau quây quần bên nhau, trò chuyện, tâm sự về những chuyện đã qua và cùng nhau mong ước những điều tốt đẹp cho năm mới.

Mâm cơm cúng tất niên bao gồm những món gì?

Mâm cơm cúng tất niên là một phần không thể thiếu của Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Mâm cơm này thường được chuẩn bị rất chu đáo, với đầy đủ các món ăn truyền thống như: bánh chưng, bánh tét, thịt gà, thịt heo, giò chả, nem rán, canh măng, dưa hành,… Những món ăn này đều mang ý nghĩa cầu mong cho một năm mới đầy đủ, sung túc, hạnh phúc.
Tùy theo từng vùng miền, mâm cơm cúng tất niên có thể có những sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản, mâm cơm cúng tất niên thường bao gồm các món ăn sau:

  • Bánh chưng, bánh tét: tượng trưng cho trời và đất, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của gia đình.
  • Thịt gà: tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng
  • Giò chả: tượng trưng cho sự phú quý, sang trọng, phúc lộc đến nhà.
  • Nem rán: tượng trưng của sự may mắn và sung túc.
  • Canh măng: Tượng trưng cho sự suôn sẻ, trôi chảy.
  • Dưa hành: Tượng trưng cho may mắn, tài lộc

Lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày). Lễ cúng thường được thực hiện bởi người cao tuổi trong gia đình, sau đó các thành viên sẽ cùng nhau thụ hưởng.
Tuy nhiên, ngày nay, các gia đình có thể sắp xếp tổ chức tiệc tất niên sớm hơn một chút tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình. Điều này là do cuộc sống hiện đại khiến con người bận rộn hơn, không có nhiều thời gian để chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.
Sau mâm cơm tất niên, các thành viên trong gia đình có thể thức đến đêm và cùng nhau đón khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng.

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên ở 3 miền

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên là một nét đẹp truyền thống đậm chất tâm linh, được thực hiện mỗi dịp cuối năm để gửi lời tri ân và mong ước may mắn, an khang cho gia đình. Ở ba miền đất nước, từ Bắc vào Nam, mỗi nơi lại có những cách làm và nguyên tắc cúng khác nhau, nhưng tất cả đều thể hiện sự trân trọng và lòng biết ơn.

Mâm cơm cúng tất niên của miền Bắc

Tại miền Bắc Việt Nam, bữa cơm cúng Tất Niên thường tràn ngập sắc màu và hương vị đặc trưng, tạo nên một không khí ấm cúng và trang trọng trong dịp cuối năm. Mâm cơm Tất Niên truyền thống thường gồm bốn đĩa đặc biệt, đại diện cho sự phong phú và may mắn.
Đĩa cúng của mâm Tất niên bao gồm thịt gà, giò, chả quế, thịt lợn. Ngoài ra, người miền Bắc còn có thêm 1 đĩa xôi gấc với màu đỏ tượng trưng cho một năm mới gặp nhiều may mắn.
Các bát trên mâm cúng miền Bắc gồm có bát chân giò hầm măng, bát bóng thả, bát miến dong và bát mọc nấm thả. Cuối cùng là một trong món ăn không thể thiếu trên mâm cúng là bánh chưng ăn kèm là một đĩa hành muối.
Ngoài ra, nhiều gia đình còn sáng tạo thêm với các món ăn đặc sắc như thịt đông, nem rán, nộm, tạo nên một mâm cúng độc đáo và đầy ắp ý nghĩa. Mỗi món ăn đều là biểu tượng của sự đoàn kết và niềm vui sum họp trong gia đình, đồng thời thể hiện lòng tri ân đối với tổ tiên và mong ước về một năm mới tràn đầy may mắn.

mâm cơm cúng tất niên miền Bắc

Mâm cơm cúng tất niên của miền Trung

Theo truyền thống miền Trung, mâm cơm tất niên được chọn lựa kỹ lưỡng với các món như bánh chưng, bánh tét, giò lụa Huế, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua và nhiều món ngon khác. Những gia đình tận tâm thì sẽ bổ sung thêm đĩa bát miến Huế, đĩa thịt đông, chả Huế, đĩa dưa món, bát canh măng khô, và đĩa cá chiên.
Một bữa cỗ tất niên thông thường bao gồm mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm thức ăn (chay hoặc mặn).
Mâm ngũ quả và hương hoa thường được sắp xếp trên bàn thờ và được thờ suốt dịp Tết. Mâm thức ăn có thể đặt ở bàn thờ phụ hoặc trên một chiếc bàn nhỏ chữ nhật đặt trước bàn thờ chính.
Ở miền Trung, nơi thường xuyên phải đối mặt với bão lũ, hạn hán và đất đai cằn cỗi, việc trồng cây trái không phải lúc nào cũng dễ dàng. Do đó, người dân thường không quá quan trọng về hình thức của mâm ngũ quả, mà tập trung vào tâm huyết và lòng thành dâng kính tổ tiên.
Do ảnh hưởng của sự đa dạng văn hóa giữa Bắc và Nam, mâm ngũ quả thường được bày biện với đủ loại trái cây như chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Người miền Trung thường ưa chuộng những loại trái cây có vị ngọt, tròn, thơm và lâu hư úng, để tạo nên một bức tranh đẹp mắt, độc đáo, mang đến niềm an vui và hạnh phúc cho gia đình trong năm mới.

mâm cơm cúng tất niên miền Trung

Mâm cơm cúng tất niên của miền Nam

mâm cơm cúng tất niên miền Nam

Tại miền Nam, với khí hậu nắng nóng, mâm cỗ cúng tất niên thường được ưu tiên là những món nguội để phù hợp với điều kiện thời tiết.
Mâm cỗ tất niên thường bao gồm nhiều món ngon như bánh tét kèm đĩa củ cải ngâm nước mắm, canh măng nấu (thường sử dụng măng tươi thay vì măng khô), bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo và trứng nấu với nước dừa), đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá và củ kiệu.
Bất kể là cỗ mặn hay chay, mâm cúng vẫn là sự hiếu kính của con cháu gửi đến tổ tiên. Trên bàn thờ chính, người ta thường bày hoa tươi, quả tươi và một ít tiền vàng, mang tính tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn.
Mặc dù cuộc sống hiện đại ngày càng hối hả, nhưng truyền thống cúng cơm tất niên vẫn được duy trì như một nghi thức quan trọng. Việc mua sắm đồ lễ cũng trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, đôi khi, trong sự hối hả, có người vẫn chọn mua vàng mã mà không hiểu rõ ý nghĩa của nó, hoặc chọn những món ăn quá phức tạp và xa lạ với khẩu vị truyền thống của người Việt. Quan trọng nhất vẫn là tâm hồn thành kính và sự tập trung vào giá trị tinh thần của bữa cơm tất niên.
Chuẩn bị mâm cúng tất niên ngày Tết thực sự trở nên đậm đà và trọn vẹn hơn với nước mắm Khải Hoàn.
Nước mắm Khải Hoàn, với hương vị đặc trưng và chất lượng đã được kiểm chứng, không chỉ làm tăng thêm hương vị cho các món ăn trong mâm cúng, mà còn góp phần tôn vinh nét đẹp của ẩm thực truyền thống Việt Nam.
Mỗi mâm cúng tất niên không chỉ đơn thuần là bữa ăn, mà còn là biểu tượng của sự sum vầy, ấm áp và niềm hi vọng về một năm mới an lành, thịnh vượng. Khải Hoàn lấy làm vinh dự khi trở thành một phần “tết” của mọi gia đình không những vào những dịp quan trọng mà cả trong đời sống hằng ngày của mọi gia đình!

Để có thể đặt hàng quý khách có thể liên hệ qua fanpage nước mắm Khải Hoàn hoặc qua số hotline: (0297)3995959 – 39932235 để được tư vấn về sản phẩm và chính sách ưu đãi trong dịp tết 2024 này!
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Khải Hoàn luôn luôn gìn giữ kim chỉ nam Truyền Thống – Khoa Học – Chất Lượng. Khải Hoàn là doanh nghiệp dẫn đầu nghề nước mắm truyền thống tại Việt Nam, đã trải qua 3 thế hệ với hơn 40 năm gầy dựng và phát triển giúp nước mắm truyền thống Phú Quốc được vinh danh trở thành một “di sản” của Phú Quốc và của Việt Nam. Khải Hoàn luôn phát huy làng nghề truyền thống, giữ vững chữ tín với khách hàng an toàn khi sử dụng.

Khải Hoàn Phú Quốc
Truyền thống là danh dự

Chia sẻ
bài blog
facebook twitter pinterest

Góc Bếp