19 Món ăn ngày Tết miền Trung truyền thống không thể thiếu
Ngày Tết, sau một năm làm việc vất vả, là khoảng thời gian quý báu để quây quần bên gia đình, tận hưởng bình yên. Mọi người coi trọng ngày Tết với niềm tin “đầu xuôi đuôi lọt,” hy vọng năm mới mở đầu thuận lợi. Đặc biệt, mâm cơm ngày Tết luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng, với mong muốn mọi sự trong năm mới đều hanh thông, may mắn. Hãy cùng Khải Hoàn khám phá 19 món ăn ngày Tết miền Trung quen thuộc mà nhà nào cũng ăn để hiểu hơn nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực
Xem thêm:
1. Bánh Tét
Bánh Chưng có hình vuông tượng trưng cho trời, đất thì bánh Tét có hình trụ dài tượng trưng cho những cột chống trời, đứng giữa trời và đất mở ra không gian cho con người sinh hoạt và lao động sản xuất.
Bánh tét được gói bằng là chuối hoặc lá dong với nhân là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Có nhiều loại bánh tét phụ thuộc vào nhân của nó nhưng nhìn chung có hai loại là bánh tét mặn và bánh tét ngọt. Bánh tét mặn nhân thịt còn bánh tét ngọt nhân các loại đỗ đen, đỗ đỏ, hạt điều, làm nên sự phong phú của món ăn này.
Xem thêm: Cách làm đu đủ ngâm nước mắm giòn ngon chỉ với vài bước
2. Dưa món
Dưa món là một món ăn truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là ở miền Trung và miền Nam. Món ăn này thường được dùng làm món ăn kèm trong bữa cơm ngày Tết, giúp cân bằng khẩu vị và chống ngán.
Dưa món được làm từ các loại rau củ như cà rốt, củ cải trắng, su hào, đu đủ xanh,… Các loại rau củ này được thái nhỏ hoặc thái khoanh, sau đó ngâm trong nước muối để loại bỏ bớt vị hăng. Tiếp theo, rau củ được vớt ra, trộn đều với nước mắm, đường, giấm, ớt,… và để trong khoảng 3-4 ngày cho thấm đều gia vị.
Xem thêm công thức món ngon: Cách làm dưa leo ngâm nước mắm giòn ngon siêu dễ!
3. Bò kho mật mía
Bò kho mật mía là một món ăn đặc sản của xứ Nghệ, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, đậm đà. Món ăn này được chế biến từ thịt bò, mật mía, cùng các loại gia vị như gừng, tỏi, sả, quế,…
Bò kho mật mía có màu sắc bắt mắt, thịt bò mềm, ngọt, thấm đẫm gia vị, nước dùng sánh mịn, thơm phức. Món ăn này có thể ăn kèm với cơm, bánh mì, bún, hoặc ăn không đều rất ngon.
Xem thêm công thức món ngon: Cách làm bắp bò ngâm nước mắm đậm ngon đúng điệu!
4. Thịt ngâm mắm
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này có mặt trên mâm cơm của mọi gia đình người miền Trung vào dịp Tết đến xuân về. Đây là món ăn truyền thống thường ăn cùng với bánh chưng, bánh tét hoặc bánh tráng để giải ngấy.
Từng lát thịt thấm đẫm mùi thơm của mắm, vị chua ngọt vừa phải của dấm, đường. Phần mỡ trong veo, phần bì dẻo dẻo ăn không gây ngán mà rất lạ miệng. Hơn nữa món ăn này có thể để lâu dài nên sẽ giúp chị em không phải nấu nướng quá nhiều, nhất là trong ngày Tết bận rộn.
Xem thêm công thức: Cách làm thịt ngâm nước mắm nhĩ đậm đà, thơm ngon phù hợp nhiều khẩu vị
5. Tôm chua
Tôm chua là một món ăn bình dị của người dân xứ Huế. Cái vị chua thanh của tôm, cay nồng của các loại gia vị làm cho ai đã một lần thưởng thức thì không thể quên được hương vị mộc mạc của món ăn.
Với hương vị đặc trưng chua ngọt, tôm chua là một lựa chọn tuyệt vời để kết hợp với nhiều món ăn khác nhau. Bạn có thể thưởng thức mắm tôm chua cùng cơm trắng, bánh chưng, bánh tét, hoặc sử dụng nó như nước chấm cho thịt luộc để tạo ra những bữa ăn ngon miệng
Xem thêm công thức món ngon: Cách làm tôm rim nước mắm đậm đà đơn giản cực ngon
6. Xôi đậu xanh
Món xôi đậu xanh đã trở thành món ăn khá quen thuộc với người Việt trong các mâm cỗ. Món ăn này thường được dùng trong các dịp lễ Tết, cúng giỗ, cưới hỏi,…
Xôi đậu xanh có màu xanh đặc trưng của đậu xanh, vị ngọt bùi, thơm ngon. Món ăn này có thể ăn kèm với các món ăn khác như thịt gà, thịt lợn, cá,… hoặc ăn không đều rất ngon.
Xem thêm công thức món ngon: Cách Làm Sườn Non Chay Chiên Nước Mắm Thơm Giòn, Lạ Miệng
7. Giò bò
Giò bò là một món ngon truyền thống trong các bữa cơm ngày Tết, thu hút người thưởng thức bởi hương vị thơm ngon và chất dinh dưỡng phong phú. Việc chế biến thịt bò để làm giò đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ.
Để làm giò bò, thịt bò và thịt nạc heo được mua về cần được lọc gân thật sạch. Sau đó, thịt được cắt thành từng miếng nhỏ để quá trình xay thịt làm giò diễn ra nhanh chóng hơn, đồng thời tránh làm nóng giò. Việc này giúp giữ cho giò bò có độ ngon, mềm mịn và không bị khó ăn.
Xem thêm công thức món ngon: Làm Sườn Chiên Nước Mắm Đậm Đà Đơn Giản Hao Cơm
8. Bánh in
Nhiều người miền Trung thường tìm mua bánh in đặt lên bàn thờ ông bà, tổ tiên vào dịp Tết. Bánh được làm từ bột năng, bột gạo nếp, đậu xanh, đường, các nguyên liệu khác và được ép, đúc thành khuôn mặt đáy của bánh khó khắc các hình chữ Thọ, Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc.
Bánh in thường được thờ trên bàn thờ tổ tiên ngày cúng Tất niên hay để trong các hộp mứt mời khách ngày Tết hay dịp Trung thu. Bánh tháp được kết từ nhiều bánh in nhỏ dùng thờ cúng Phật, bánh nếp có khắc hình hoa sen ăn thơm, dẻo thường được đặt trên các bàn cúng tối 30 Tết, bánh măng mắc nhất nên đặc biệt được dùng để đãi khách sang, bạn bè trong ngày Tết.
Xem thêm công thức món ngon: Hướng dẫn cách làm món thịt gà kho nước mắm đậm đà cho bữa cơm thêm hấp dẫn
9. Nem, chả, tré
Tré là một món ăn dân dã, độc đáo của người dân miền Trung, đặc biệt là ở các tỉnh Huế, Đà Nẵng, Bình Định. Món ăn này được làm từ thịt heo, thịt bò, tai heo, riềng, thính, mè, muối, tiêu, ớt… theo một quy trình cầu kỳ.
Tré có vị ngọt giòn của thịt, vị cay nồng của riềng, vị thơm bùi của thính, của mè cùng vị chua đặc trưng rất lạ miệng. Món ăn này thường được ăn kèm với rau sống, bánh tráng và chấm với tương ớt.
Xem thêm công thức món ngon: Cách Làm Tai Heo Ngâm Nước Mắm Trắng Giòn, Để Được Lâu
10. Bánh thuẫn
Có lẽ một phần từ lâu bánh thuẫn đã là món bánh đặc sản, mang tính truyền thống nên không thể thiếu trên bàn thờ ông bà, tổ tiên cũng như mời khách trong những ngày Tết. Thiếu bánh thuẫn, hương vị ngày tết sẽ chẳng còn được đậm đà.
Món bánh này được làm từ bột mì, trứng gà, đường, gừng và vani. Bánh có hình tròn, màu vàng ươm, nở bung như cánh hoa mai, có vị ngọt thơm, bùi béo.
11. Bánh lăn
Bánh lăn là một món ăn đặc biệt in sâu trong tâm trí người Quảng quê bạn. Món bánh này có hương vị thơm ngon, đậm đà, mang đậm nét văn hóa của vùng đất Quảng Nam.
Bánh lăn được làm từ bột nếp, đường, gừng, lạc, quất,… Bánh có màu vàng tươi, vị ngọt thơm của đường, vị bùi của lạc, vị cay nồng của gừng, vị chua chua của quất,… hòa quyện tạo nên một hương vị vô cùng đặc trưng.
Trong những ngày Tết, bánh lăn thường được đặt trên bàn thờ gia tiên một cách trang trọng để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
12. Gà luộc lá chanh
Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ. Còn trong văn học, gà lại được cho là loài sở hữu 5 đức tính lớn: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín.
Gà luộc lá chanh ngày Tết thường được ăn kèm với muối tiêu chanh, tương ớt hoặc nước chấm tùy thích. Món ăn này có thể dùng làm món ăn chính hoặc món ăn khai vị trong các bữa tiệc.
Gà luộc lá chanh là món ăn mang đậm hương vị Tết của người Việt. Món ăn này không chỉ ngon mà còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới bình an, sung túc.
7 cách làm nước chấm gà luộc “thần thánh” bạn không nên bỏ qua
13. Tré
Tré trộn, một biểu tượng ẩm thực nổi tiếng của Bình Định, là sự kết hợp tinh tế giữa đầu heo, tai heo, mũi heo và các gia vị truyền thống. Mè, tỏi, tiêu, và riềng, những thành phần đơn giản nhưng quen thuộc, được chế biến kỹ lưỡng, tạo nên hương vị độc đáo của món ăn này. Sau khi trộn đều, tré được bọc trong lá ổi non, rồi lại được kín đáo với lớp rơm. Bạn chỉ cần nhìn thấy hình thức tinh tế của món tré trộn là đã đủ khiến bạn muốn thưởng thức ngay.
Xem thêm công thức món ngon: Cách Ngâm Ớt Tỏi Nước Mắm Ngon, Giòn Không Bị Đen
14. Thịt heo kho củ cải
Thịt kho củ cải là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt. Món ăn này có hương vị thơm ngon, đậm đà, đặc trưng bởi vị ngọt của thịt, vị bùi của củ cải, vị cay nồng của tiêu và hành.
Thịt kho củ cải ngày Tết thường được ăn kèm với cơm, dưa leo, cà rốt muối. Món ăn này có thể dùng làm món ăn chính hoặc món ăn khai vị trong các bữa tiệc.
Xem thêm công thức món ngon: Cách làm củ cải ngâm nước mắm giòn ngon không cần phơi
15. Mứt gừng
Đến tháng chạp, gừng vừa độ, không quá non và quá già, được thu hoạch để chế biến mứt. Chế biến mứt đặc trưng bằng cách thêm chanh để làm trắng, không sử dụng màu, phẩm, hay chất bảo quản. Miếng mứt gừng mỏng, vừa cay vừa ngọt, được làm thủ công bởi các “O các Mệ” có kinh nghiệm làm mứt từ bàn tay khéo léo. Hương vị cay thơm của từng lát mứt gừng, khi kết hợp với ấm trà nóng, tạo nên không khí ấm áp và tràn ngập những câu chuyện đầu năm mới
Xem thêm công thức món ngon: Đậu Hũ Nhồi Thịt Chiên Nước Mắm: Cách Làm Đơn Giản Tại Nhà
16. Canh măng nấu xương
Đây là một món ăn truyền thống ở miền Trung, đặc trưng với hương vị thanh mát và ngọt bùi. Thường kết hợp cả măng khô và măng tươi, tuy nhiên, măng khô vẫn là sự lựa chọn phổ biến. Người ta thường nấu măng kèm với thịt bò hoặc thịt heo, và hầm với gà hoặc xương. Bất kỳ cách nấu nào cũng mang lại hương vị quen thuộc, với vị ngọt của nước, sự dai sần sật và mùi thơm thoang thoảng, tạo nên một món ăn ngon cho bữa cơm ngày Tết.
17. Canh khổ qua nhồi thịt
Ở miền Trung, có một câu đùa phổ biến là “năm mới ăn canh khổ qua, cho cái khổ nó qua đi.” Mặc dù chỉ là một câu nói hài hước, nhưng không thể phủ nhận hương vị đặc biệt của món ăn này.
Nhiều người có thể sợ rằng khổ qua sẽ quá đắng, nhưng với cách chế biến đặc biệt, khi ăn, bạn sẽ chỉ cảm nhận thoang thoảng vị đắng, kết hợp với dư vị ngọt bùi ở sau cùng.
Thịt bên trong thường được băm nhỏ, khi nấu canh, canh có vị ngọt tự nhiên, hòa quyện cùng hương cay của tiêu và thơm nồng của hành, tạo nên một bữa ăn ngon miệng và đầy đặn dinh dưỡng.
Xem thêm công thức món ngon: Bạch tuộc chiên nước mắm – Công thức đơn giản, dễ làm vị ngon không thể cưỡng
18. Chè đậu xanh
Chè đậu xanh không chỉ là một món tráng miệng dinh dưỡng mà còn là biểu tượng của tình thân, đoàn viên trong bữa ăn đêm giao thừa tại miền Trung. Hương vị đặc trưng của chè đậu xanh không quá ngọt, vừa đủ để khiến người thưởng thức cảm thấy ấm lòng và thư giãn.
Chế biến chè đậu xanh không chỉ là việc đơn giản nấu chín đậu xanh mà còn là sự kết hợp tinh tế với các thành phần như bí đỏ, khoai môn, thốt nốt, hay nha đam. Những thành phần này không chỉ làm phong phú thêm hương vị mà còn tạo ra một màu sắc đẹp mắt cho món ăn.
Xem thêm công thức món ngon: Cá Hồi Chiên Nước Mắm Dễ Làm Tại Nhà Với 3 Công Thức Đơn Giản
19. Chè trôi nước, bánh ngào
Bánh trôi nước được làm từ bột gạo, có vỏ bên ngoài trắng ngần và nhân ngọt bên trong. Khác với chè trôi nước miền Nam, bánh trôi nước miền Trung có kích thước nhỏ, thường được ăn cùng với nước và có nhân đường phèn. Những miếng bánh trắng ngà, dẻo mịn và thơm mùi nếp cùng vị béo ngậy của tinh dầu chuối.
Bánh ngào là một loại bánh đặc sản của miền Trung Việt Nam, đặc biệt là ở Nghệ An. Bánh được làm từ bột nếp và mật mía, có hình dạng giống như bánh trôi nước, không có nhân. Bánh ngào có màu vàng óng, vị ngọt đậm đà, thơm mùi nếp và mật mía.
Xem thêm công thức món ngon: Cách Làm Nộm Đu Đủ Chua Ngọt Giòn Ngon Đơn Giản Tại Nhà
Trong truyền thống của người Việt Nam, mỗi dịp Tết đến xuân về mọi người đều mong muốn được sum vầy tụ họp và chuẩn bị một mâm cỗ Tết thật đầy đủ, tươm tất và thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên với mong ước một năm bình an, suôn sẻ, phát tài. Chính vì vậy, dù nhiều hay ít thì mâm cỗ Tết vẫn luôn phải được chăm chút thật tỉ mỉ và chỉn chu.
Ngoài việc trang trí bàn thờ cúng ngày tết thì việc lựa chọn nguyên liệu chất lượng cũng rất được chú trọng nên cần chỉnh chu nhất. Với hương vị đậm đà và tròn vẹn, nước mắm Khải Hoàn sẽ giúp mâm cỗ ngày Tết của bạn thêm phần hấp dẫn và trọn vẹn.
Để trải nghiệm trực tiếp vẻ đẹp văn hóa và sự tinh tế trong từng giọt nước mắm, quý khách hàng có thể đến thăm hai nhà thùng nước mắm Phú Quốc của Khải Hoàn.
Nhà thùng đầu tiên tọa lạc tại 11 Hùng Vương, Dương Đông,
và nhà thùng thứ hai nằm tại 289 Đường 30/4, cả hai đều ở Phú Quốc, Kiên Giang.
Tại đây, quý khách không chỉ được tham quan, mà còn có cơ hội mua những chai nước mắm nguyên chất đậm đà hương vị truyền thống, đồng thời tốt cho sức khỏe, làm quà biếu tặng ý nghĩa cho dịp Tết 2024 sắp tới.
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Khải Hoàn luôn luôn gìn giữ kim chỉ nam Truyền Thống – Khoa Học – Chất Lượng. Khải Hoàn là doanh nghiệp dẫn đầu nghề nước mắm truyền thống tại Việt Nam, đã trải qua 3 thế hệ với hơn 40 năm gầy dựng và phát triển giúp nước mắm truyền thống Phú Quốc được vinh danh trở thành một “di sản” của Phú Quốc và của Việt Nam. Khải Hoàn luôn phát huy làng nghề truyền thống, giữ vững chữ tín với khách hàng an toàn khi sử dụng.
Khải Hoàn Phú Quốc
Truyền thống là danh dự